Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Ngai vàng cuối cùng của Việt Nam

Chiếc ngai vàng cuối cùng của Việt Nam hiện đang được lưu giữ trong bảo tàng cung điện Huế và nó đã mang đến cho người dân Việt Nam một dấu ấn của nghệ thuật và lịch sử nhiều giá trị.

Nếu ngày nay chúng ta biết bọc ghế sofa đẹp để làm cho không gian nội thất chúng ta thêm trang hoàng và nhiều màu sắc thì trước đây trong hoàng cung những chiếc ghế dành cho vua và hoàng hậu cũng được chăm sóc thật kỹ và được chạm khắc, mạ vàng rồng làm cho chúng thật giá trị.

Đặc biệt hơn trong những số đó chính là chiếc ngai vàng đầy uy quyền của các vua chúa ngày xưa. Với hơn 4000 năm văn hiến nhưng hiện nay những cổ vật của các triều đại phong kiến Việt Nam còn được lưu trữ lại là không nhiều. Và chiếc ngai vàng duy nhất được giữ lại và cũng là chiếc ngai vàng cuối cùng của chế độ quân chủ chuyên chế Việt Nam- ngai vàng triều Nguyễn.




Theo nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An thì vào ngày lễ trọng đại của triều đình như lễ đăng cơ, mừng thọ vua, các lễ đón tiếp sứ thần hay các buổi đại triều, thì nhà vua sẽ ngồi uy nghi giữa chính điện Thái Hòa thuộc khu vực Đại nội của Kinh thành Huế. Theo nghi lễ cung đình thì chỉ có những quan đại thần hay hoàng thân quốc thích mới có thể được vào trong điện và diện kiến nhà vua. 

Các quan thần khác cũng phải có mặt đông đủ trong những ngày thượng triều như không được phép vào mà phải đứng sắp hàng ngang. Vị trí của mỗi người sẽ được ghi chép lại trên các phẩm sơn bằng đá nhỏ đặt bên sân, theo nguyên tắc quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải và thứ tự tùy thuộc vào quan phẩm của mỗi người.

Vua Gia Long chính là người khai quốc cho triều đình nhà Nguyễn vào năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn. Hơn 200 năm trôi qua chiếc ngai vàng vẫn được xem là một biểu tượng cho sự quyền lực và đầy uy nghi của nhà vua. Ngai cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm. Đế ngai dài 118 cm, rộng 90 cm, cao 20 cm. 



Trên đỉnh ngai có bửu tán được thếp vàng rồng lộng lẫy. Cả thân ngai được làm bằng gô quý và được chạm khắc những biểu tượng của cầu phúc, cầu thọ, cầu may mắn. So với những chiếc ghế hiện nay nếu được bọc ghế sofa như thế nào đi nửa thì cũng chưa thể sánh bằng.

Dưới thời nhà Nguyễn, trong kinh thành có một nhóm thợ chuyên nghiệp với công việc chế tác các vật dụng cho hoàng gia và cho triều đình. Chiếc ghế này được lưu truyền qua nhiều đời vua và dưới thời vua Khải Định, điện Thái Hòa được trùng tu và bửu tán phía trên đã được làm lại bằng chất liệu gấm vóc kết hợp với gỗ gon thếp vàng.

Những giá trị nghệ thuật của phong kiến Việt Nam là vô tận. Điều cần làm chính là chung tay gìn giữ và phát huy những giá trị đó để văn hóa Việt Nam được lưu truyền mãi qua ngàn thế hệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Người đóng góp cho blog

Lưu trữ Blog