Australia-Canada: Lịch sử chiếc ghế - lịch sử của tình hữu nghị
Ghế thượng viện là món quà tặng vào năm 1927, đánh dấu kỳ khai mạc Nghị viện đầu tiên của Australia ở Canberra. Được làm từ gỗ cây thích đặc trưng của vùng Bắc Mỹ và được bọc ghế sofa đẹp - loại cây đã trở thành biểu tượng của quốc gia Bắc Mỹ, chiếc ghế này hiện vẫn được đặt và cho tham quan tại Hội trường Thượng viện của trụ sở Nghị viện cũ.
Món quà này được Ngài Chủ tịch Thượng viện Australia sử dụng lần đầu tiên vào tháng 10.1927. Tại kỳ họp này, thượng nghị sỹ Sir William Glasgow đã gửi đi bức thư cảm ơn những người bạn đồng nghiệp của ông tại Canada về món quà ý nghĩa. Năm 1928, ông đã dẫn đầu phái đoàn Australia tới dự Hội nghị Liên hiệp các thể chế nghị viện, Ottawa, và vào năm 1940, chính Sir William Glasgow là người đầu tiên trở thành cao ủy đầu tiên của Australia tại Canada.
Vào tháng 5 năm 1988 khi tòa nhà Nghị viện mới của Australia khánh thành, Chính phủ Canada lại tặng cho Nghị viện Australia một chiếc ghế Chủ tịch Thượng viện. Món quà do xưởng kiến trúc Mitchell, Giurgola and Thorpe Architects chuyên thiết kế và bọc ghế văn phòng cho các văn phòng chính phủ, ông đã thiết kế, và làm bằng gỗ anh đào Bắc Mỹ và do công ty Craftswood của Canada gia công.
Phía trước của chiếc ghế có gắn một dòng chữ: Chiếc ghế này do Thượng viện Canada tặng cho Thượng viện Australia năm 1988. Đây là dấu ấn đã đi vào lịch sử như những chứng tích sống động cho quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Australia và Canada. Như là một dấu chỉ kye niệm cần được lưu truyền qua nhiều năm.
Israel: “Nghệ sỹ chơi đàn menorah”
Phòng họp nơi diễn ra các phiên họp của toàn thể Nghị viện Israel (Knesset) có hai phần: phần thấp hơn là nơi các thành viên của Knesset và Chính phủ ngồi, phần trên bao gồm các khu của khách mời thường là các nhà báo hay các nghị viên thuộc về các đảng nhỏ hơn.
Phía trước là ghế của 116 thành viên Knesset và họ được sắp xếp chỗ ngồi trong phòng họp theo hình “menorah” 7 nhánh, trong đó riêng nhánh trung tâm hình móng ngựa dành cho các thành viên của Chính phủ mà ngồi giữa bàn là Thủ tướng. Trong phòng họp toàn thể, ghế của Chủ tịch Knesset nằm chính giữa khán đài để có thể quan sát và điều hành phiên họp. Bên trái Chủ tịch Knesset là Tổng thư ký Knesset.
Chiếc ghế của Chủ tịch Nghị viện các nước dù đặt ở vị trí nào thì cũng không được bỏ qua một trong những nguyên tắc quan trọng trong điều hành phiên họp của Chủ tịch Nghị viện các nước là tính khách quan. Với vị thế quan trọng của mình, chủ tọa không được tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc tranh luận tại phiên họp.
Chính vì thế, tại các nước có bộ máy chính phủ theo mô hình của quốc hội Anh thì Chủ tịch Hạ viện không được tham gia thảo luận, vì thế không có chỗ ngồi ở hàng ghế phía dưới. Riêng tại Đức, nếu muốn phát biểu ý kiến, Ngài Chủ tịch phải rời ghế chủ tọa, xuống dưới ngồi ở ghế nghị sỹ. Điều này mang ý nghĩa rằng người giữ vai trò Chủ tịch phát biểu với tư cách là nghị sỹ, chứ không phải với tư cách Chủ tịch Nghị viện, khi đó ông có tư cách ngang hàng với các nghĩ sĩ khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét